Thời của Ads – “Bóp” tương tác để Ads lên ngôi

Flop, flop… Video bị bóp tương tác dù không vi phạm chính sách nào vẫn bị Flop. Flop không lý do, flop vô tội vạ,… Đây là chủ đề được các nhà sáng tạo nội dung đề cập liên hoàn mấy tháng nay.
Và nhiều TikToker cho rằng, TikTok cố tình bóp lượng hiển thị tự nhiên để ưu tiên vị trí hiển thị cho các video chạy Quảng cáo nhằm mục đích kích cầu cho quảng cáo TikTok, đặc biệt là Video Shopping Ads và Livestream Shopping Ads.
Vì rõ ràng, lợi nhuận lợi nhất của TikTok đến từ việc bán quảng cáo, nếu bạn chỉ cần sản xuất video đăng lên hay bật Livestream đã có thể dễ dàng tiếp cận hàng triệu người và nhanh chóng bán được hàng, thì bạn đâu cần chi tiền vào quảng cáo làm gì.
Vậy thì ngân sách đâu để TikTok duy trì nền tảng và vận hành bộ máy, đó là chưa kể TikTok còn vừa chi một số tiền rất khủng để ra mắt TikTok Shop trong thời gian vừa rồi, họ vừa phải chịu tiền phí vận chuyển và phải tặng thêm các mã giảm giá với giá trị rất lớn để kéo hành vi mua sắm của người dùng sang TikTok Shop. Trong khi đó, phí sàn TikTok thu được từ người bán chỉ là 1% trên giá trị đơn hàng, chi phí đó rõ ràng là không đủ để TikTok bù lỗ cho khoản đầu tư của họ.
Lý do thứ hai mà chúng ta có thể nghĩ ngay đến là việc các doanh nghiệp dần xem TikTok như một trên truyền thông và bán hàng không thể thiếu trong chiến lược Marketing của mình. Điều này dẫn đến số lượng doanh nghiệp và nhà sáng tạo nội dung ngày một đông đảo hơn, số video mỗi ngày được đăng tải lên TikTok nhiều hơn, mật độ cạnh tranh cao hơn, nhưng lượng hiển thị của toàn nền tảng thì đâu thể tăng nhanh đến vậy, dù TikTok đã áp dụng rất nhiều cách để tăng độ phủ, tăng số lượng người dùng mới và tăng cả thời gian sử dụng nền tảng của người dùng.
Thế nên, đứng trên phương diện bài toán kinh doanh, chúng ta dễ dàng suy luận rằng TikTok đang có động thái bóp dần lượng hiển thị tự nhiên để nhường chỗ dần cho quảng cáo là suy luận hoàn toàn hợp lý và dễ hiểu.
Còn đứng trên phương diện nhà quảng cáo, thì KLM hoàn toàn đồng ý với suy nghĩ này, vì rõ ràng số tiền các nhà quảng cáo chi trả cho Quảng cáo trong năm vừa qua tăng cao chóng mặt. Và hiển nhiên, nhà quảng cáo chi trả cho TikTok là để được tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình và TikTok phải hiển thị video quảng cáo đến người dùng thì mới có thể nhận được khoản ngân sách quảng cáo ấy
 Đây là góc nhìn của KLM dựa trên trải nghiệm của mình với kênh TikTok, TikTok Shop và TikTok Ads, còn bạn thì sao, hãy cho KLM được lắng nghe ý kiến của bạn nhé!

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Bài viết khác

Chúng tôi sẽ gửi portfolio (Hồ sơ năng lực) và cử chuyên viên Marketing tư vấn riêng cho bạn!
Rất cảm ơn bạn đã cho KL Marketing cơ hội đồng hành cùng bạn!
Chúng tôi sẽ gửi portfolio (Hồ sơ năng lực) và cử chuyên viên Marketing tư vấn riêng cho bạn!
Rất cảm ơn bạn đã cho KL Marketing cơ hội đồng hành cùng bạn!