Có lần tôi nghe được một người bạn vừa mới mở cửa hàng kinh doanh khi bạn nhân viên nói về chất lượng video khiến người xem trở nên nhàm chán anh ta liền bác bỏ rồi nói cứng “Kệ đi em tạm thời cứ để đó, bỏ tiền chạy quảng cáo là ra đơn ầm ầm thì mình tuyển người chỉnh sửa sau”.
Một tháng sau gặp lại tôi lại thấy anh ta đi tìm một đơn vị chạy quảng cáo mới với mục đích có thể ra đơn “ầm ầm” như lời anh đã nói và đồng thời anh chê đơn vị cũ chạy quảng cáo đắt tiền mà chỉ được vài đơn.
Với quan điểm của KLM trong tình huống anh ta phớt lờ đi lời nói của bạn nhân viên có nghĩa là anh đã xem thường trải nghiệm khách hàng.
Trong thời đại kỹ thuật số, hành động mua hàng (đối với những mặt hàng giá trị từ thấp đến – trung) của người dùng ngày một trở nên cảm tính, bạn không thể mua một chiếc áo mà chính bản thân bạn không biết thật sự nó có hợp với mình hay không? đẹp như thế nào? có thể sử dụng nó ở đâu?
Hàng loạt những câu hỏi trong đầu của người mua khi họ nhìn thấy mẫu quảng cáo sản phẩm, nhiệm vụ của người bán và nhà quảng cáo là phải giải đáp những câu hỏi đó trên chính sản phẩm truyền thông của mình nhằm thôi thúc hành động của họ.
Cho nên, việc quay video đã không đơn giản, việc hậu kỳ video lại càng khó hơn. Bạn phải biến những thước phim nhàm chán và dư thừa trở thành những đoạn video giá trị với người xem và mang lại tiền bạc cho thương hiệu.
Điều này không chỉ đòi hỏi người hậu kỳ video có cặp mắt thẩm mỹ cao mà còn phải mang một lượng chuyên môn về marketing nhất định, cụ thể hơn là họ phải biết người xem đang muốn thấy điều gì.
KLM luôn trong tâm thế sẵn sàng phục vụ, hãy liên hệ để KL Marketing đồng hành và tư vấn chiến lược phù hợp nhất cho thương hiệu của bạn nhé!