Có Phải Kỹ Thuật Viên Chạy Quảng Cáo Là Việc Nhẹ Lương Cao

Nếu như giải thích hết tất cả các công cụ chạy quảng cáo thì nó sẽ dài đến mức bạn đọc có thể in ra và đóng thành một quyển sách tổng quan về Digital Marketing, nên bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến “việc nhẹ” của các kỹ thuật viên sử dụng 2 công cụ phổ biến nhất tại Việt Nam hiện tại là Facebook Ads và Google Ads.

Anh/Chị muốn “Quảng cáo Facebook làm sao để chốt đơn lia lịa!”

 Quảng cáo Facebook được chúng tôi ví như chơi trò “đào hố tìm vàng”. Người chạy quảng cáo sẽ phải liên tục thử thiết lập các chiến dịch quảng cáo (tìm đúng đối tương mục tiêu của sản phẩm) mỗi ngày cho đến khi họ cảm thấy hài lòng số lượng người (gửi tin nhắn, tương tác, lượt xem,…) tương ứng với số tiền mà khách hàng chi trả. 

Khi kết quả của chiến dịch đã thật sự tốt có nghĩ là người chạy quảng đã đào trúng “hố vàng” cho doanh nghiệp. Nhưng để đạt được kết quả đó thì vấn đề của doanh nghiệp lúc này là “chọn mặt gửi vàng”.

Không phải người chạy quảng cáo nào cũng sẽ cho ra kết quả tốt, nhiều doanh nghiệp lầm tưởng kỹ thuật viên chạy quảng cáo cứ biết kỹ thuật chạy là sẽ kiếm được tiền. 

Chiến dịch quảng cáo có thành công hay không còn dựa vào mức độ có tâm (thời gian chăm sóc chiến dịch quảng cáo), kiến thức, khả năng quan sát, phán đoán thị trường và kinh nghiệm về hành vi người dùng của kỹ thuật viên cộng với…sự may mắn (đến từ hệ thống) để đưa thông điệp của sản phẩm đến đúng người cần và cho ra kết quả như mong đợi.

Về phía doanh nghiệp, một số đều nghĩ cứ chạy quảng cáo là có khách hay chạy quảng cáo là phải chốt đơn. Thực tế, nếu đứng ở góc nhìn của người kinh doanh thì rõ ràng bỏ tiền chạy thì phải tìm được khách, đã đầu tư là phải có lời, nhưng đây cũng là nỗi khổ lớn đối với khá nhiều nhà quảng cáo khi doanh nghiệp cứ mãi nhập nhằn giữa vị trí chạy quảng cáo của Agency và người bán hàng (Saler). 

Người chạy quảng cáo chỉ mang sản phẩm tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu và mang họ về cửa hàng (Fanpage), còn việc khách có chọn mua hàng hay không là do kỹ năng của người bán hàng.

Nhà nhà bán hàng đều nghĩ tới quảng cáo Facebook, livestream nghĩ tới quảng cáo Facebook, đăng bài nghĩ tới quảng cáo Facebook và bán được hay không bán được hàng cũng nghĩ tới quảng cáo Facebook. Vậy khi nào nghĩ đến Quảng cáo Google?

Anh/Chị muốn “Ai gõ lên Google tên sản phẩm cũng thấy mình đầu tiên!”

 Quảng cáo Google thì lại được xem như việc trồng cây. Đầu tiên cần phải chọn những hạt giống tốt (từ khoá) để gieo trồng và để doanh nghiệp hái được trái ngọt (ra đơn) trong tương lai kỹ thuật viên cần phải có thời gian cất công vun vén (tối ưu) mỗi ngày.

Nhiều người thắc mắc “Tại sao các Agency lại trả lương tốt cho các kỹ thuật viên chạy quảng cáo?”. Câu trả lời là “Tại sao bạn lại bán được hàng?”. Để đội ngũ bán hàng (Salers) của doanh nghiệp có khách để thực hiện nghiệp vụ mỗi ngày thì các kỹ thuật viên chạy quảng cáo cũng phải dành không ít thời gian tối ưu chiến dịch quảng cáo mỗi ngày để có được lượng khách đó. 

Trước tiên là việc chọn từ khoá, không phải chạy từ khoá nào cũng sẽ bán được hàng. Ví dụ: doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực nha khoa muốn chạy từ khoá “nhổ răng khôn”, nhưng khổ nỗi chẳng ai tìm kiếm từ khoá “nhổ răng khôn” để mua dịch vụ, có thể họ đang muốn biết hình ảnh nhổ răng ra sao hay nhổ răng gồm các bước nào, thế nên thay vì chạy từ khoá “nhổ răng” các kỹ thuật viên sẽ đề xuất cho doanh nghiệp chạy từ “giá nhổ răng khôn” hoặc “nhổ răng khôn ở đâu”. 

Khi đọc đến đây các bạn đọc sẽ tự gợi nhớ đến những lần các bạn tìm kiếm trên Google để mua hàng và hình dung ra được một phần công việc của các kỹ thuật viên chạy quảng cáo Google.

“Vậy thì chọn đúng bộ từ khoá thôi chứ làm gì đâu mà lắm việc?”. Các bạn thử một lần tìm kiếm một từ khoá nhiều lần khác nhau sẽ thấy các mẫu quảng cáo của thương hiệu đó xuất hiện nhiều kiểu khác nhau, hay thắc mắc rằng vì sao quảng cáo này đứng đầu trang 1 mà quảng cáo kia ở trang sau?, tại sao quảng cáo này hiện cả số điện thoại lẫn địa chỉ còn các quảng cáo khác thì không?, hoặc tại sao tìm từ khoá cùng với địa phương này thì thấy quảng cáo mà với địa phương khác thì không?. Đương nhiên tất cả những thứ đó đều không tự nhiên mà có.

Sau bài viết này chúng tôi hi vọng với cương vị là đồng nghiệp, chúng tôi mong các kỹ thuật viên chạy quảng cáo sẽ tâm huyết hơn với những đứa con của các bạn (chiến dịch quảng cáo). 

Với cương vị là một Agency, chúng tôi mong các doanh nghiệp thấu hiểu hơn về công việc mà các kỹ thuật viên đang làm và với cương vị một người bán hàng, chúng tôi mong sau khi đọc bài viết này quý doanh nghiệp sẽ để lại thông tin bên dưới để KL Marketing có cơ hội được tư vấn cho các bạn nhiều hơn.

Chúng tôi có thể không phải là những người giỏi nhất mà các bạn từng biết nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ là một tổ chức có tâm nhất mà các bạn sẽ cùng làm việc, vì sự hài lòng của các bạn là thành công của KL Marketing.

Nếu bạn đang có bất kỳ vấn đề nào trong kinh doanh và marketing, cần được chuyên viên tư vấn, hãy chia sẻ khó khăn của bạn tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ và hỗ trợ bạn tìm ra giải pháp. Theo dõi Fanpage và Website của KL Marketing để luôn cập nhật những thông tin, kiến thức mới nhất về truyền thông và kinh doanh nhé.

Chúng tôi sẽ gửi portfolio (Hồ sơ năng lực) và cử chuyên viên Marketing tư vấn riêng cho bạn!
Rất cảm ơn bạn đã cho KL Marketing cơ hội đồng hành cùng bạn!
Chúng tôi sẽ gửi portfolio (Hồ sơ năng lực) và cử chuyên viên Marketing tư vấn riêng cho bạn!
Rất cảm ơn bạn đã cho KL Marketing cơ hội đồng hành cùng bạn!